Dịch vụ chuyển nhà trọn gói tại Việt Yên Bắc Giang; 0936070109
Để sử dụng dịch vụ này tại Việt Yên, Bắc Giang, bạn có thể tìm kiếm các công ty chuyển nhà trên internet hoặc thông qua các trang mạng xã hội. Sau đó, bạn cần liên hệ với các công ty này để trao đổi và thỏa thuận các chi tiết về dịch vụ, bao gồm thời gian chuyển nhà, giá cả, phương thức thanh toán và các yêu cầu đặc biệt khác.
Các công ty chuyển nhà trọn gói thường cung cấp các gói dịch vụ khác nhau, phù hợp với nhu cầu và ngân sách của khách hàng. Vì vậy, bạn có thể chọn gói dịch vụ phù hợp nhất với mình để tiết kiệm chi phí và đảm bảo chuyển nhà được diễn ra suôn sẻ.
Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét và chọn lựa các công ty chuyển nhà có uy tín và kinh nghiệm trong ngành để đảm bảo dịch vụ được cung cấp chất lượng và an toàn cho đồ đạc của bạn.
Khi đã chọn được công ty chuyển nhà trọn gói tại Việt Yên, Bắc Giang, bạn cần chuẩn bị các công việc để dọn đồ đạc trước khi nhân viên của công ty đến để tiến hành chuyển nhà. Cụ thể, bạn nên đóng gói các vật dụng, đồ đạc của mình một cách cẩn thận, tránh để lại các đồ vật không đóng gói rõ ràng, gây khó khăn cho việc vận chuyển và bảo quản đồ đạc.
Đồng thời, bạn cũng nên chuẩn bị tất cả các giấy tờ, chứng từ liên quan đến việc chuyển nhà như giấy tờ tài sản, giấy tờ chuyển đổi địa chỉ v.v. để đảm bảo việc chuyển nhà được diễn ra thuận lợi, tránh các vấn đề phát sinh trong quá trình di chuyển.
Khi nhân viên của công ty chuyển nhà đến, bạn nên trao đổi và hướng dẫn cho họ về vị trí đồ đạc và các yêu cầu đặc biệt khác liên quan đến việc chuyển nhà của bạn. Bạn cũng cần kiểm tra lại đồ đạc của mình trước khi và sau khi vận chuyển để đảm bảo chúng không bị hư hỏng hay mất mát.
Tóm lại, dịch vụ chuyển nhà trọn gói tại Việt Yên, Bắc Giang là giải pháp tối ưu cho việc di chuyển đồ đạc của bạn. Bạn cần lựa chọn công ty chuyển nhà có uy tín và kinh nghiệm, chuẩn bị các công việc trước khi nhân viên đến để chuyển nhà, và kiểm tra đồ đạc của mình sau khi vận chuyển để đảm bảo chúng không bị hư hỏng hay mất mát.
Đúng vậy chuyển nhà Thành hưng mang đến sự trọn gói, giải quyết tất cả các vấn đề khi quý khách chuyển nhà.
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đôi chút thông tin, cũng như những vấn đề liên quan đến dịch vụ để quý khách tham khảo và lựa chọn.
Lực lượng nhân viên đông, tuyển chọn nhiều, chúng tôi mang đến sự chở hàng chuyên nghiệp nhanh chóng và đảm bảo cho khách cần chuyển nhà việt yên tỉnh bắc giang.
Để luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, chúng tôi phân chia từng giai đoạn, cũng như từng bước, giúp quý khách chuyển nhà Việt Yên luôn cảm thấy an tâm và hài lòng về dịch vụ chở hàng của chuyển nhà thành hưng số 1.
iệt Yên là một vùng đất cổ, xuất hiện trên bản đồ Tổ quốc từ khá sớm. Thời Hùng Vương – An Dương Vương, Việt Yên thuộc huyện Tây Vu, bộ Vũ Ninh của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
Thời Bắc thuộc, Việt Yên vẫn thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ.
Thời Lý, sau chiến thắng quân Tống vào mùa Xuân năm 1077, một vùng đất ven tả ngạn sông Cầu đối diện với Như Nguyệt – Thị Cầu, Vạn Xuân được lập ra thành một đơn vị hành chính mới – huyện Yên Việt, thuộc phủ Bình Lỗ, lộ Bắc Giang.
Yên Việt cùng với phòng tuyến sông Như Nguyệt là những cái tên ghi lại trang sử oanh liệt của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thế kỷ XI. Tên gọi Yên Việt tồn tại tới thế kỷ XIX.
Tháng 7 năm 1820, (năm Minh Mệnh thứ nhất), huyện Yên Việt đổi tên thành huyện Việt Yên[1].
Trải qua thời gian, địa giới hành chính huyện Việt Yên đã có nhiều thay đổi. Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, huyện Việt Yên có 5 tổng: Ngọ Xá, Đông Lỗ, Tiên Lát, Quang Biểu, Hương Tảo, chạy dài theo tả ngạn sông Cầu, huyện lỵ đặt ở Yên Viên (làng Vân) thuộc xã Vân Hà ngày nay.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, để phục vụ cho chính sách cai trị, chúng điều chỉnh lại đơn vị hành chính các địa phương, trong đó huyện Việt Yên có sự điều chỉnh khá lớn: Hai tổng Ngọ Xá, Đông Lỗ cắt về huyện Hiệp Hòa, tổng Hương Tảo cắt về huyện Yên Dũng, đồng thời Việt Yên nhận về 5 tổng của huyện Yên Dũng là: Mật Ninh, Dĩnh Sơn, Tự Lạn, Thiết Sơn, Hoàng Mai.
Sau khi điều chỉnh lại đơn vị hành chính, từ đầu thế kỷ XX, chính quyền thực dân rời huyện lỵ về Bích Động. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, huyện Việt Yên có 7 tổng: Quang Biểu, Tiên Lát, Mật Ninh, Dĩnh Sơn, Tự Lạn, Thiết Sơn, Hoàng Mai, gồm 67 xã. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xóa bỏ đơn vị hành chính tổng, thành lập đơn vị hành chính liên xã hoặc xã. Từ 67 xã nay sáp nhập thành 21 xã với các tên gọi: Chấn Hưng, Cộng Hòa, Hồng Phong, Kính Ái, Hà Lạn, Phương Lạn, Cai Vàng, Mỏ Ngân, Nghĩa Hạ, Thiết Thượng, Chu Ngàn, Quang Tiến, Quang Trung, Khả Cao, Tăng Long, Thần Chúc, Tiên Sơn, Yên Hà, Tự Lạn, Thiện Mỹ, Ninh Sơn.
Trong kháng chiến chống Pháp, để phục vụ cho việc lãnh đạo, chỉ đạo được thuận tiện, Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu I đã hợp nhất các liên xã hoặc xã thành những xã lớn hơn như ba xã Chấn Hưng, Cộng Hòa, Vân Trung thành Hồng Phong; hai xã Hà Lạn, Phương Lạn thành xã Việt Tiến; hai xã Cai Vàng, Mỏ Ngân thành xã Minh Đức; hai xã Chu Ngàn, Quang Tiến thành xã Quang Châu; hai xã Tự Lạn, Thiện Mỹ thành xã Lan Đình; ba xã Ninh Sơn, Khả Cao, Quang Trung thành xã Quảng Minh; ba xã Yên Hà, Thần Chúc, Tiên Sơn thành xã Sơn Hà. Cuối năm 1950, xã Song Mai cắt từ huyện Lạng Giang nhập vào huyện Việt Yên.
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, theo chủ trương của cấp trên, các xã lớn lại được chia thành các xã nhỏ hơn: xã Việt Tiến chia thành Việt Tiến, Hòa Tiến; xã Kính Ái chia thành Hồng Thái, Tăng Tiến; xã Hồng Phong chia thành Dân Tiến, Hòa Bình; xã Quảng Minh chia thành Quảng Minh, Ninh Sơn; xã Sơn Hà chia thành Vân Hà, Tiên Sơn; xã Lan Đình chia thành Thượng Lan, Tân Tiến.
Ngày 15 tháng 10 năm 1957, Bộ Nội vụ ra Thông tư số 5904 về việc đặt tên xã, xóm ở nông thôn. Căn cứ vào thông tư của Bộ Nội vụ, tên một số xã ở huyện Việt Yên đã được đổi lại. Năm 1968, xã Tân Tiến đổi thành xã Tự Lạn; xã Dân Tiến đổi thành xã Vân Trung. Năm 1973, xã Hòa Bình đổi thành xã Hoàng Ninh. Năm 1974, xã Hòa Tiến đổi thành xã Hương Mai.
Năm 1962, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết sáp nhập hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1963, huyện Việt Yên thuộc tỉnh Hà Bắc.
Ngày 22 tháng 4 năm 1964, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 127/NV cắt hai thôn Đa Mai và Thanh Mai thuộc xã Song Mai để thành lập tiểu khu Đa Mai trực thuộc thị xã Bắc Giang.
Ngày 3 tháng 5 năm 1985, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 130 cắt xã Song Mai của huyện Việt Yên nhập vào thị xã Bắc Giang.
Năm 1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Bộ máy hành chính hai tỉnh hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997. Từ đó đến nay, huyện Việt Yên thuộc tỉnh Bắc Giang.
Ngày 22 tháng 12 năm 1997, Chính phủ ra Nghị định số 116/1997/NĐ-CP thành lập thị trấn Bích Động.
Ngày 20 tháng 3 năm 2003, Chính phủ ra Nghị định số 16/2003/NĐ-CP thành lập thị trấn Nếnh.
Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị Quyết số 813/NQ-UBTVQH14. Theo đó, xã Bích Sơn sáp nhập vào thị trấn Bích Động; xã Hoàng Ninh sáp nhập vào thị trấn Nếnh.
Hiện tại, Việt Yên có 15 xã là: Hồng Thái, Hương Mai, Minh Đức, Nghĩa Trung, Ninh Sơn, Quang Châu, Quảng Minh, Tăng Tiến, Thượng Lan, Tiên Sơn, Trung Sơn, Tự Lạn, Vân Hà, Vân Trung, Việt Tiến và hai thị trấn: Bích Động và Nếnh.
2. Điều kiện tự nhiên
Việt Yên là huyện trung du miền núi, nằm giữa lưu vực sông Cầu và sông Thương, ở khoảng 21016’ – 21017’ vĩ độ Bắc; 106001’- 107007 độ kinh Đông; có diện tích 171,4 km2 (bằng 4,5% diện tích tỉnh Bắc Giang). Phía Bắc giáp huyện Tân Yên; phía Nam và Tây Nam giáp huyện Yên Phong, thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ của tỉnh Bắc Ninh; phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang; phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Hiệp Hòa.
Địa hình Việt Yên chia làm hai vùng khác nhau:
Vùng phía Tây- Tây Bắc tỉnh lộ 295B (Quốc lộ 1A cũ) gồm 12 xã, 1 thị trấn, chiếm diện tích 131 km2, có nhiều đồi núi, độ dốc theo hướng Đông Bắc- Tây Nam.
Vùng phía Đông tỉnh lộ 295B gồm 5 xã, 1 thị trấn, với diện tích 40,4 km2, độ dốc nhiều, hướng về hai phía Tăng Tiến và Hoàng Ninh- Quang Châu.
Việt Yên là địa bàn khá lý tưởng cho phát triển kinh tế, đồng thời cũng là một địa bàn rất quan trọng về an ninh quốc phòng.
Mạng lưới giao thông đường bộ ở Việt Yên khá thuận tiện gồm: Quốc lộ 1A, tỉnh lộ 295 B, tuyến đường sắt xuyên Việt chạy qua huyện, nối liền Việt Yên với Thủ đô Hà Nội và biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Các quốc lộ 37, tỉnh lộ 172, 289, 398 cùng mạng lưới đường liên xã, liên thôn nối liền các thôn xã với nhau và các vùng xung quanh.
Sông ngòi ở Việt Yên lớn có sông Cầu, bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua Bắc Giang, trong đó có 22 km qua Việt Yên. Sông Cầu có vai trò quan trọng về giao thông, thủy lợi và quân sự. Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống thế kỷ XI, Lý Thường Kiệt đã xây dựng phòng tuyến dọc bờ sông Cầu để ngăn quân Tống, bảo vệ kinh thành Thăng Long.
Ngoài sông Cầu, Việt Yên còn có sông Bắc Cầu (khi chảy qua các địa phương còn có các tên gọi là ngòi Cầu Nổi, ngòi Như Thiết hoặc sông Như Thiết, ngòi Đa Mai) bắt nguồn từ Phú Bình (Thái Nguyên) chảy qua phía Bắc huyện Hiệp Hòa vào Việt Yên rồi ngược lên phía Bắc chảy ra sông Thương qua cống Đa Mai. Theo sách Bắc Giang địa chí của Trịnh Như Tấu, con sông này “nước lẫn đất phù sa nên lúc nào cũng đỏ, khi vào sông Thương có một dòng đục pha một dòng xanh tạo nên hai dòng nước. Độ 1 km nước bị phai lạt lại còn một dòng” .
Hiện tượng này đã tạo nên câu ca từ bao đời nay:
Sông Thương nước chảy đôi dòng.
Sông Bắc Cầu không có giá trị về giao thông nhưng có giá trị về thủy lợi. Những năm gần đây, nhiều công trình thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu đã được xây dựng dọc hai bên bờ sông.
Ngoài 2 con sông trên đây, Việt Yên còn có một con ngòi nối sông Thương với sông Cầu khởi nguồn từ cống Bún (huyện Yên Dũng, nay là thành phố Bắc Giang) chảy qua Song Khê, My Điền, Hoàng Mai xuống Yên Ninh rồi đổ ra sông Cầu. Con ngòi này nay không còn, dấu vết để lại là những khu ruộng trũng, những ao làng chạy dọc từ cống Bún về đến Yên Ninh, Sen Hồ.
Đồi núi ở Việt Yên chiếm 6% diện tích đất tự nhiên của huyện. Hầu hết các xã đều có những khu đồi núi cao thấp xen kẽ, nổi lên là các ngọn núi Tam Tầng, Núi Hiểu (xã Quang Châu), núi Tiên Lát (xã Tiên Sơn), núi Con Voi (xã Trung Sơn), núi Bài (xã Vân Trung), núi Mỏ Thổ (xã Minh Đức), núi Quảng Phúc (xã Nghĩa Trung), cao nhất là núi Bài (196 mét).
Thời tiết, khí hậu ở Việt Yên tương tự như các vùng xung quanh, nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, lượng mưa bình quân hàng năm là 1.504mm (năm cao nhất là 2.004 mm, năm thấp nhất 957 mm), độ ẩm không khí là 81,2%. Nhìn chung, thời tiết Việt Yên rất thích hợp với sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
II. DÂN CƯ VÀ TRUYỀN THỐNG
1. Dân cư
Việt Yên là một trong những huyện có lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời của vùng văn hóa Kinh Bắc. Ngay từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc, ở thời đại các vua Hùng mở nước, các chứng cứ lịch sử, khảo cổ học và truyền thuyết, dã sử đều chứng minh rằng: Việt Yên là địa bàn tụ cư rất sớm của người Việt cổ. Di tích và truyền thuyết minh chứng cho sự xuất hiện của con người ở Việt Yên thời kỳ đồ đá là thần tích và di tích về Thạch Tướng Quân ở xã Tiên Sơn. Tiếp theo thời kỳ đồ đá là thời kỳ đồ đồng, tại xã Tiên Sơn còn có di tích về Hùng Tạo Vương (Hùng Vương thứ 6) đã có công đánh giặc bảo vệ nhân dân.
Những năm gần đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra di chỉ khảo cổ học Đông Lâm (xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa). Những hiện vật lớp dưới của di chỉ Đông Lâm được xác định niên đại chính xác bằng phương pháp khoa học Các bon 14, những hiện vật ấy cách ngày nay là 3070 ± 100 năm, vào giữa thời đại đồng thau. Những hiện vật lớp trên của di chỉ Đông Lâm có niên đại gần ngày nay hơn. Đặc biệt, càng ở những lớp trên, hiện vật thu được thuộc thời đại Đông Hán, Lục Triều, Tùy Đường (các vương triều phương Bắc thống trị nước ta) và cả gốm, xứ thời Lý, Trần. Từ di chỉ Đông Lâm, khoa học khảo cổ kết luận: Cách đây trên dưới 3000 năm, trên đất Đông Lâm đã liên tục có con người cư trú từ thời các vua Hùng, vua Thục với Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc… liên tục đến các thế kỷ sau này.
Về phía Tây – Nam huyện Việt Yên, giáp bờ bên kia sông Cầu, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra di chỉ Nội Gầm (Phù Cầm, Yên Phong, Bắc Ninh) và di chỉ Quả Cảm (xã Hoàng Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Những hiện vật thu được ở hai di chỉ này được xác định thuộc thời kỳ đồng thau, cách ngày nay 2350 ± 100 năm. Những di chỉ này cho ta biết: Hơn 2000 năm trước đây, suốt một dải Nội Gầm, Quả Cảm… trên các vùng đất cao, chân đồi, chân núi, người Việt cổ đã tụ cư sinh sống theo huyết thống, phát triển kinh tế, xã hội trong Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
Những di chỉ khảo cổ học kể trên cách Việt Yên với khoảng cách không xa, khiến ta tin chắc rằng, vào thời đại các vua Hùng, trên vùng đất Việt Yên ngày nay đã có người Việt cổ tụ cư xây dựng xóm làng, sản xuất, săn bắt thú rừng, đánh cá…
Trải qua hàng nghìn năm, con người nơi đây đã khai phá rừng rậm, đắp đê ngăn nước lũ để có được những cánh đồng màu mỡ, những làng xóm đông vui, trù phú như ngày nay. Bên cạnh những cư dân Việt cổ đã sống lâu đời, Việt Yên còn đón nhận nhiều luồng cư dân đến sinh cơ, lập nghiệp với những nguyên nhân và nguồn gốc khác nhau. Thời Bắc thuộc kéo dài hàng trăm năm, vùng đất Việt Yên là nơi giao lưu, hội tụ của dân tộc Hán –Việt. Do vậy đã có một bộ phận dân cư Hán ở đất Việt Yên. Đến thời Lê sơ, sau kháng chiến chống giặc Minh xâm lược, một số dân binh phương Bắc ở lại nước ta trong đó có Việt Yên. Cuối thế kỷ XIX, sau khởi nghĩa nông dân chống nhà Nguyễn thất bại, nghĩa binh ở một số tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh đã chạy lên vùng đất Bắc Giang, trong đó có huyện Việt Yên. Năm 1897, sau khi bình định cơ bản xong tình hình miền Bắc trong đó có tỉnh Bắc Giang, thực dân Pháp đã chiêu mộ nhân dân nhiều nơi lên xây dựng đường sắt, xây dựng hệ thống sông máng nối từ Thác Huống (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) qua một số xã huyện Việt Yên, đồng thời chúng đã chiêu mộ nhân dân nhiều nơi các tỉnh đồng bằng sông Hồng lên vùng đất Việt Yên khai hoang, làm tá điền phục vụ các đồn điền. Song hành với công cuộc khai thác thuộc địa, nhân dân nhiều nơi đã quần tụ về huyện Việt Yên. Tiêu biểu cho sự hội tụ cư dân này là thôn Kim Sơn, xã Tiên Sơn trước đây là Nhà máy đúc gang của chủ Mai Trung Tâm đã có nhân dân nhiều nơi khác đến làm công nhân, đồng thời làm tá điền. Cùng với việc thu hút nhân dân nhiều nơi đến, một bộ phận nhân dân Việt Yên trong đó có xã Vân Trung, Vân Hà, Hoàng Ninh đã đến các xã Lam Cốt, Phúc Sơn, Song Vân, Ngọc Vân, Ngọc Châu…huyện Tân Yên khai hoang, lập ấp…
Năm 1963, thực hiện chính sách khai hoang của Đảng và Chính phủ, nhân dân nhân dân các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Thái Bình…đến các xã Minh Đức, Thượng Lan, Nghĩa Trung khai hoang lập nghiệp.
Dân số Việt Yên không ngừng tăng lên theo thời gian. Năm 1936, dân số Việt Yên có 44.090 người. Đến cuối năm 1954 có 57.965 người. Năm 1980, dân số Việt Yên có 120.577 người. Đến năm 1989, dân số huyện Việt Yên có 134.368 người.
Năm 2014, dân số trung bình của Việt Yên là 165.561 người (chiếm trên 10% dân số tỉnh Bắc Giang), mật độ bình quân 910 người/km2 (gấp 2,3 lần mật độ của tỉnh); sự phân chia dân cư không đồng đều, trong khi các xã phía Bắc huyện có mật độ bình quân 700 người/km2 thì các xã ở phía Nam huyện như Quảng Minh có mật độ 1.698 người/km2, Tăng Tiến 1.506 người/km2…
NHANH CHÓNG
Hoàn thành dịch vụ đúng hẹn với đã thỏa thuận trên hợp đồng. Không để bạn phải chờ lâu và nóng lòng khi về nhà mới.
An Toàn
Hoàn thành dịch vụ đúng hẹn với đã thỏa thuận trên hợp đồng. Không để bạn phải chờ lâu và nóng lòng khi về nhà mới.
GIÁ TỐT
Hoàn thành dịch vụ đúng hẹn với đã thỏa thuận trên hợp đồng. Không để bạn phải chờ lâu và nóng lòng khi về nhà mới.
Chuyên nghiệp
Hoàn thành dịch vụ đúng hẹn với đã thỏa thuận trên hợp đồng. Không để bạn phải chờ lâu và nóng lòng khi về nhà mới.